Kỹ thuật canh tác giống dưa leo TS – 497
phương thức canh tác giống dưa leo TS -497 tuân theo những bước sau đây:
Làm Đất: Đất trồng phải được cày bùa cho tơi xốp, làm sạch cỏ. Nếu trồng vào mùa mưa cần phải lên luống và đào rãnh thoát nước cho tốt.
Gieo Hạt: _ Lượng hạt giống cần cho 1000m2 vào khoảng 60-100 gr.
_ Đất sau khi chuẩn bị xong, cuốc lỗ bỏ phân chuồng có trộn với tro trấu và một ít phân lân, sau đó tưới nước cho đủ ẩm. sau khi ngâm ủ cho hạt nảy mầm, chọn những hạt nứt nanh cho vào lỗ, mỗi lỗ một hạt, lấp nhẹ một lớp đất và rải Basurin trừ sâu phá hoại. Tưới nước thường xuyên đủ ẩm cho hạt nảy mầm.
Bón phân: _ Lượng phân cần cho 1000m2: Vôi 50 -1000 kg. Phân chuồng 3m3, DAP 40 kg, Urea 25 kg và KCl 20kg.
_ Bón Lót: toàn bộ vôi và phân chuồng cộng thêm ít phân DAP.
_ Thúc lần 1: 7 ngày sau trồng, ta bón lượng phân như sau:3kg DAP +2kg Urea + 1kg KCl có thể hoà với nước tưới và cách 3 ngày tưới 1 lần.
_ Thúc lần 2: 15 ngày sau trồng, ta bón lượng phân như sau:15kg DAP +10kg Urea + 7kg KCl lần bón này kết hợp với làm cỏ và vun gốc cho cây.
_ Thúc lần 3: 25 – 30 ngày sau trồng, ta bón lượng phân như sau:17kg DAP +10kg Urea + 8kg KCl.
_ Thúc lần 4: 40 ngày sau trồng, ta bón lượng phân như sau:10kg DAP +3kg Urea + 4kg KCl. Với lần bón này cần chú ý nên bón sau mỗi lứa hái trái, có thể hoà với nước tưới cho cây và kết hợp làm cỏ vun gốc.
Chăm Sóc: Cắm chói dài 2 -2,5 m làm giàn trước khi cây có tua cuốn( 15 ngày sau trồng), mỗi gốc 1 cây, 2 cây bắt chéo hình chữ X. Khi cây bắt đầu bò giàn ta phải thường xuyên buộc cây vào giàn cho cây leo khoẻ và giữ trái sau này. Khi cây được 8 lá thì bấm đọt cho cây đẻ nhánh.
Sâu Bệnh: _ Sâu xanh, sâu đất cắn phá khi cây còn nhỏ dùng thuốc Sumi Alpha, Supracide để diệt.
_ Bọ trĩ tập trung chủ yếu ở phần ngọn cây và các bộ phạn non chích hút nhựa cây làm cho cây phát triển kém cho năng suất thấp dùng Confido, Regent để ngừa và trị.
_ Sâu đục trái và ruồi vàng chích hút nhựa trái làm trái bị đèo, dị dạng; cắn phá, đục trái làm trái thối, rụng trái non… phòng trừ bằng Decis, Shezol.
_ Thối cổ rễ gây ra hiện tượng cây con bị chết rạp. Phòng trừ bằng các loại: Validacin, Monoceren.
_ Thán thư gây vàng lá thối trái, cây rụi nhanh. Phòng trừ bằng Antreol, Copperzin.
_ Sương mai bị nặng trong mùa mưa, là bệnh thường gặp khi trồng dưa. Phòng trừ bằng Metalaxyl 35% (Rampart 350SD), Ridomil.
Thu Hoạch: 30 -38 ngày sau trông là bắt đầu thu hoạch, khi trái lớn da láng là thu. Không nên để trái quá lớn sẽ ảnh hưởng tới chất lượng trái và các đợt tr
- - Đặc điểm của giống hành tây TTA – 717 F1 (20/11/2017)
- - Bắp cải GREEN NOVA (07/12/2018)
- - Đặc điểm của giống cà chua Diva (I-66): (20/11/2017)
- - KỶ THUẬT TRỒNG HOA KIẾT TƯỜNG (30/06/2014)
- - Bắp cải GREEN NOVA (03/01/2017)
- - Kỹ thuật thâm canh giống lúa Hương Thơm số 1 (07/12/2018)
- - Đặc điểm của giống hành tây TTA – 717 F1 (07/12/2018)
- - CÁCH TRỒNG DƯA LÊ LƯỚI Ở NHẬT (14/01/2017)
- - Kỹ thuật canh tác giống lúa nếp IR 352 (30/06/2014)
- - ĐẬU COVE LÙN TS -147 (07/12/2018)
- - Kỹ thuật canh tác giống dưa leo TS – 497 (07/12/2018)
- - Kỹ thuật canh tác giống dưa leo TS – 497 (30/06/2014)
- - ĐẬU COVE LÙN TS -147 (12/01/2017)
- - Giống lúa thuần Q5 (07/12/2018)